Tư duy nghèo nàn của người nghèo
Dân gian có cách bắt khỉ thế này: Khoét hai cái lỗ trên tấm gỗ, đủ để khỉ thò tay vào. Đằng sau tấm gỗ để vài hạt lạc. Khỉ nhìn thấy hạt lạc sẽ thò tay vào lấy. Kết quả, tay tóm chặt lạc sẽ trở thành nấm đấm khiến khỉ không thể rút ra khỏi lỗ, tấm gỗ trở thành một chiếc gông sống động. Khỉ với đôi tay nắm chắc lạc như vậy đã dễ dàng bị con người bắt đi. Thật tội nghiệp chú khỉ! Sở dĩ chú khì làm vậy là vì chú thiếu thức ăn và chú đã quá coi trọng thức ăn.
Tình trạng của người nghèo cũng thường giống vậy. Người nghèo thiếu gì nhất? Là tiền! Thiếu tiền đã mạng lại nỗi khổ khôn cùng cho người nghèo, tiền đã trở thành trọng tâm chính trong cuộc đời của người nghèo, trở thành thứ hấp dẫn mê hoặc, họ không thể không coi trọng đồng tiền. Tuy nhiên, quá chú ý tời tiền thì dễ coi thường những thứ không thuộc về tiền, kết quả, người nghèo nhận được rất ít mà mất đi rất nhiều. Tồn thất về mặt tinh thần do thiếu tiền mang lại thường đáng sợ hơn bất cứ thiếu thốn nào về mặt vật chất.
Trong cuốn tiểu thuyết "Yêu cuộc đời", Jack London đã kể câu chuyện về một người lầm đường lạc lối. Người bất hạnh này một mình gắng gượng trên cánh đồng hoang, đói khát, mệt mõi, cô đơn, tuyệt vọng, còn một con sói già cũng đói giống anh ta, mệt mõi giống anh ta, nó cứ bám sát theo anh, chỉ đợi anh ngã xuống. Tuy nhiên, cuối cùng không phải con sói ăn thịt anh mà chính anh ăn thịt nó. Đoạn kết của cuốn tiểu thuyết là, người này cuối cùng trở về thuyền, đã ăn rất nhiều và trở thành một người béo, lại thường xuyên hoang mang lo sợ, lúc nào cũng dự trữ bánh mì, thậm chí anh ta không cầm nổi lòng, vẫn nhặt nhạnh những mẫu bánh mì khô ở khắp mọi ngóc ngách của con thuyền.
Khả năng sinh tồn của người nghèo rất mạnh, nghị lực chiến thắng gian khổ của anh ta quả thật khiến con người phải cảm động, nhưng cái anh ta dốc sức lực để đạt được lại chỉ là một đống bánh mì khô mà thôi. Người bị đói thường sẽ hình thành nên tư duy nghèo nàn, nắm chắc một mẩu bánh mình thì quyết không thả lỏng tay, dù đã ăn no vẫn cứ muốn dự trữ, lo sợ những ngày đói khát quay trở lại. Con người chỉ có 1 đôi tay, tức là đã nắm đầy bánh mì rồi thì không thể nắm thứ khác nữa, kết quả là, có tiếp tục nổ lực cũng chỉ giải quyết vấn đề no bụng mà thôi.
Tầm mắt của người nghèo có hạn, thường ở hạn chế về mặt tư duy
Người nghèo thiếu tiền, thường dễ rơi vào vòng tuần hoàn ác tính. Không có tiền thì khó có hành động to tác, chỉ có thể là những dằn vặt về cơm áo gạo tiền; Không có tiền thì không dám vứt bỏ miếng bánh mì trong tay để tìm kiếm những thứ nhiều hơn, tốt hơn. Không có tiền thì không thể hòa nhập cùng những người có tiền, chỉ có thể vùng vẫy trong thế giới của những người nghèo. Ở trong tầng thấp của xã hội thì khó mà nhìn xa trông rộng, thế là người nghèo thường để lỡ mất cơ hội, cả đời đều sẽ chỉ ngước nhìn người khác, ngưỡng mộ sự nghiệp của người khác. Không còn cách nào khác, chỉ có người nghèo tự mình hiểu rằng, thiếu tiền thì không có nền móng của sự nghiệp, thiếu tiền thì không được giáo dục tốt, thiếu tiền ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý, thiếu tiền sẽ không lên được tầng trên... Tóm lại, hậu quả của thiếu tiền không chỉ ảnh hưởng tới kế sinh nhai, quan trọng hơn, còn ảnh hưởng tới những tính toán trong lòng, ảnh hưởng tới cách đối nhân xử thế, ảnh hưởng tới toàn bộ con đường phía trước.
Thiếu tiền có thể dẫn tới thiếu chí. Chỉ có những tính toán vụn vặt mà không là ý chí to tát, ánh mắt thường tập trung vào kế sinh nhai thường ngày, hao tốn tâm tư vào những sự việc quá cụ thể. Làm cho những việc vụn vặt, lề mề chậm chạp, được ít lợi nhỏ đã quá vui mừng, còn tự "thoã mãn với niềm vui bình thường". Lâu dần, người nghèo không chỉ thiếu tiến mà còn thiếu "canxi", toàn bộ tinh thần đều trở nên mềm yếu. Người nghèo thiếu chí là hiện tượng phổ biến, đối với những người "vất vả ngược xuôi vì miếng ăn" thì rất khó kiên trì lí tưởng của mình. Người nghèo tất nhiên bị người khác chi phối, ép buộc phải kiếm sống, người nghèo nhiều khi chỉ có thể thoả hiệp, thoả hiệp này lại được chôn vùi tài hoa của bản thân, để lỡ mất cơ hội phát triển, cuối cùng đành phải "theo đuôi người ta", nghèo vẫn hoàn nghèo.
Theo từ điển tiếng Việt, chữ "nghèo" là có rất ít những thứ tối cần thiết. Ý nghĩa của thiếu tiền bạc mà chúng ta nói hiện nay, thời xưa gọi là "bần". Hiện tại "bần" và "nghèo" rất thông dụng, nghèo chính là bần, bần chính là nghèo, không có tiền thì "vạn vật đều nghỉ ngơi", đã thể hiện một cách đầy đủ đặc điểm của xã hội kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ càng, vẫn là người xưa dùng chữ chính xác hơn. Thiếu tiền chỉ là một phần trong khó khăn của đời người, người "cùng đường bí lối" lại không hẳn chỉ có người nghèo. Tất cả những người đã tới đường cùng, tất cả những người đang trong khó khăn, những người dù giàu sang, có sự nghiệp hay tiền đồ nhưng không có hy vọng thì đều sẽ có những u buồn và lo lắng của người nghèo. Bởi vậy, chỉ cần bạn còn hy vọng, còn mơ ước, còn ôm ấp tâm tư đấu tranh, chỉ cần bạn chưa đi tới điểm kết thì bạn không thể bị coi là người nghèo.
Làm giàu từ phế liệu
Tôi từng đọc một bài báo về một người kiếm sống bằng nghề thu nhặt phế liệu, anh ta đã làm thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã đưa câu chuyện này vào trang sách của mình, khiến không biết bao người cảm động.
Có một người kiếm sống bằng nghề thu nhặt phế liệu. Một ngày nọ, anh ta đột nhiên nảy sinh ý tưởng kì lạ : Nhặt được một vỏ lon, mới kiếm được vài xu. Nếu làm nó tan chảy, trở thành kim loại rồi đem bán, thì chẳng phải kiếm được nhiều tiền hơn sao? Thế là, anh ta chặt vụn một chiếc lon rỗng, cho vào nắp chuông xe đạp rồi nung nó thành một mẫu kim loại màu xám nhỏ bằng móng tay, sau đó mấu 600 đồng làm hóa nghiệm ở Sở nghiên cứu kim loại màu trong thành phố. Kết quả của hóa nghiệm cho thấy, đó là một loại hợp kim nhôm magie rất quý. Khi đó mỗi tấn nhôm trên thị trường có giá khoảng 14000-18000 đồng, mỗi lon rỗng nặng khoảng 18.5g, 54000 chiếu là được 1 tấn, như vậy tính ra, bán nguyên liệu sau khi nung chảy sẽ nhiều tiền gấp 6,7 lần so với bán trực tiếp vỏ lon. Do vậy, anh ta quyết định thu nhặt vỏ lon đem nung chảy rồi mới bán. Trong khoảng thời gian từ lúc thu lượm vỏ lon cho tới khi nung luyện vỏ lon, đã không chỉ làm thay đổi tính chất công việc của anh ta, mà còn khiến cuộc đời anh ta chuyển sang bước ngoặt khác.
Để thu lượm được nhiều vỏ lon, anh ta đã nâng giá thu hồi từ vài xu / 1 lon tới 1 hào 4 xu / 1 lon, đồng thời in lên card giá thu hồi và địa điểm thu hồi, phân phát card tới những người thu nhặt phế liệu. Sau một tuần, anh đạp xe tới địa điểm thu hồi để xem, nhìn thấy xe chở hàng đầy đang đợi anh ta, trên xe toàn là vỏ lon. Ngày hôm đó, anh ta đã thu hồi được 130 000 chiếc, đạt 2 tấn rưỡi. Anh ta lập tức mở một xưởng gia công tái sinh kim loại. Trong một năm, xưởng gia công đã tôi luyện ra hơn 240 tấn nhôm bằng vỏ lon rỗng, trong 3 năm kiếm được 2700000 đồng. Anh ta là một "người chuyên thu gom phế liệu" trở thành nhà doanh nghiệp, trở thành một người giàu có.
Một người thu nhặt phế liệu không chỉ nghĩ tới thu nhặt, mà còn nghĩ tới cần cải tạo những thứ đã nhặt về, điều này không hề đơn giản. Sau khi cải tạo đã mang tới cơ quan nghiên cứu khoa học để hóa nghiệm, chính là có con mắt chuyên nghiệp. Phí hóa ngiệm tới 600 đồng, phải thu nhặt bao nhiêu vỏ lon mới kiếm được đây, một người thu nhặt phế liệu bình thường tuyệt đối không thể làm việc đó, đây chính là sự khác biệt giữa người đầu tư và người làm thuê. Mặc dù người thu nhặt phế liệu, nhưng lại không hề có trạng thái tâm lý của người nghèo, dám nghĩ dám làm, hơn nữa có biện pháp tuyệt diệu, người như vậy, lẽ nào sẽ mãi mãi nghèo sao?
Người nghèo cũng có hy vọng của người nghèo, người nghèo cũng có ưu thế của người nghèo. Mọi cái người nghèo có thì có lẽ lại chính là những thứ người giàu thiếu. Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời, cuộc đời thường rất công bằng. Bởi vậy, người nghèo không thể từ bỏ hy vọng, người nghèo không thể ngừng suy nghĩ, người nghèo càng cần biết nguyên nhân vì sao nghèo, càng cần tìm ra con đường để hướng tới.
Đây chính là mục đích của tác giả khi viết cuốn sách này.
Theo sách Người Nghèo Thiếu Gì - Tại Sao Bạn Vẫn Nghèo? - tác giả John Gogo
0 comments:
Đăng nhận xét