8 thg 6, 2009

Green - Science

Hưởng ứng tháng hành động vì môi trường thế giới, Baby Shark sẽ giới thiệu đến các bạn những phát minh khoa học vì môi trường nhécelebrate. Và tôi cũng khuyên các bạn nên tập thói quen tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường bởi vì Trái Đất của chúng ta đang bị ốm nặng rồi đấybusuksedih

Điện thoại di động "xanh"

Blue Earth - Ảnh: Mail Online
TTO - Hãng Samsung của Hàn Quốc vừa giới thiệu chiếc "Blue Earth" (Trái đất Xanh) - điện thoại di động (ĐTDĐ) màn hình cảm ứng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới.

Theo Mail Online ngày 13-2, Blue Earth được làm bằng chai nhựa tái chế, sạc điện thông qua một panel mặt trời ở phía sau lưng. Samsung nói panel này cung cấp đủ điện để người dùng thực hiện cuộc gọi "bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu".

Blue Earth còn có một máy đo bước chân, tính toán được có bao nhiêu khí thải CO2 được cắt giảm khi bạn đi bộ thay vì đi ôtô. Blue Earth cũng có một bộ sạc điện phụ không chứa các chất độc hại như chất chống cháy Bromine, Beryllium và Phthalate.

“Trái đất Xanh chứng tỏ quyết tâm nhỏ nhưng ý nghĩa của chúng tôi đối với tương lai và môi trường của chúng ta”, JK Shin, giám đốc phụ trách điện thoại của Samsung, nói.

Samsung chưa cho biết giá của loại "alô" mới này nhưng tiết lộ nó sẽ được bán ở Anh vào nửa cuối năm nay.


Pin mặt trời cực mỏng

Không lâu nữa, người ta có thể dán pin mặt trời lên kính ôtô - Ảnh: Mail Online

TT - Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo được pin mặt trời rất mỏng và khá trong suốt, có thể sử dụng để trang trí cửa sổ hoặc xe hơi. Những lớp silicon được cắt thành những miếng cực mỏng và được “in” cẩn thận lên một bề mặt dễ uốn.

Pin này mềm dẻo đến độ chúng có thể quấn quanh cây bút chì. “Bạn có thể làm cho các pin mặt trời có dạng phim màu xám có thể được thêm vào kính kiến trúc” - John Rogers, người chủ trì nghiên cứu thuộc Đại học Illinois, giải thích - Nó mở ra những không gian ở mặt tiền các tòa nhà như là những cơ hội dành cho năng lượng mặt trời”. Kỹ thuật mới có thể được dùng trên cửa sổ ôtô, phát ra đủ điện để cung cấp cho hệ thống định vị toàn cầu hoặc máy điều hòa.

Nhiều hãng quốc tế đã chế tạo pin mặt trời mỏng như phim, nhưng pin này đặc biệt kém hiệu quả trong việc biến năng lượng mặt trời thành điện so với pin quy ước. Rogers và nhóm cộng sự của ông sử dụng silicon tinh thể. “Nó to lớn và rất hiệu quả. Nhưng trong dạng hiện nay, nó cứng và dễ vỡ” - ông nói trên tạp chí Vật Liệu Thiên Nhiên. Nhóm của Rogers sử dụng một phương pháp đặc biệt cắt những lớp mỏng từ bề mặt một khối silicon. Sau đó các miếng silicon này được in sang một vật liệu bề mặt khác. “Chúng tôi chỉ có việc in chúng xuống một bề mặt khác” - Rogers tiết lộ.

Việc thêm tính mềm dẻo cho vật liệu sẽ làm loại pin này dễ vận chuyển hơn. Rogers hình dung vật liệu này có thể “cuốn lại như một tấm thảm và được ném lên xe tải”. Kỹ thuật này đã được cấp bằng sáng chế cho một công ty mới mang tên Semprius Inc ở Mỹ.

Q.HƯƠNG (Theo SA)


Máy phát điện gắn trên đầu gối

Thiết bị có khối lượng khoảng 1,6 kg, có thể tạo 5 kw khi người dùng đi trên máy chạy với vận tốc 3,5 km/giờ

TTO - Các nhà khoa học Canada và Mỹ vừa chế tạo một thiết bị độc đáo gắn trên đầu gối có thể biến chuyển động cơ học khi di chuyển thành năng lượng điện. Lượng điện này đủ để sạc cùng lúc 10 điện thoại di động!

Từ trước tới nay, các nhà khoa học đã tìm mọi cách khai thác di chuyển của cơ thể con người để tạo thành năng lượng. Tuy nhiên các thiết bị trước đây khá cồng kềnh và nặng nề, hoặc nhẹ nhưng lại không tạo ra nhiều năng lượng. Thiết bị gắn ở đầu gối trung hòa các yếu tố trên: vừa nhẹ vừa có thể cung cấp một nguồn năng lượng đáng kể.

Các nhà khoa học cho biết thiết bị có thể sử dụng cho người đi bộ hoặc các binh sĩ không có điều kiện tiếp cận với nguồn năng lượng điện. Người ta cũng có thể gắn nó vào chân giả hoặc các thiết bị hỗ trợ mà không cần pin thay thế.

Với thiết bị này, người dùng có thể sạc pin cho điện thoại di động, hệ thống định vị toàn cầu GPS hoặc máy tính xách tay khi đi bộ... Lượng năng lượng của nó đủ cung cấp cho 10 điện thoại di động cùng một lúc, các máy tính năng lượng thấp hoặc điện thoại vệ tinh…

TRƯỜNG THỊNH (Theo Reuters)

Vải tự làm sạch

TTO - Nếu bạn là một người không thích giặt giũ, đây sẽ là một tin vui dành cho bạn: các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu thành công len và lụa tự làm sạch sử dụng công nghệ nano. Như vậy trong tương lai, tất len, áo và cravat lụa có thể tự làm sạch mùi và vết ố dưới ánh sáng mặt trời.

Vết rượu vang trên len chưa xử lý (trên), xử lý với chất tẩy vết bẩn (giữa) và trên len được phủ phân tử nano (dưới) sau 0 , 8 và 20 giờ (từ trái sang phải)

Chìa khoá chính để tạo nên vật liệu này chính là vật liệu vải được phủ các phân tử nano để cho ra một chất liệu len và lụa tự làm sạch. Các phân tử nano này có kích thước khoảng 5 nanomet (5 phần tỷ của met) kết hợp cùng với dioxide titanium anatase - một chất thường được sử dụng như chất nhuộm - để phá vỡ và phân hủy chất dơ, vết ố và các vi sinh vật dưới ánh nắng mặt trời.

Len và lụa thường được làm từ protein tự nhiên được gọi là chất sừng, là chất liệu được sử dụng khá nhiều trong công nghiệp may mặc hiện nay. Tuy nhiên, chúng có một nhược điểm là khó giữ sạch và dễ bị hư hỏng khi sử dụng chất tẩy hay bột giặt thông thường; dễ hấp thụ mùi.

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với các mẫu vải vấy bẩn rượu vang đỏ. Sau 20 giờ được để dưới ánh sáng mô phỏng ánh sáng mặt trời, mẫu vải được phủ nano gần như không còn dấu hiệu của vết dơ màu đỏ, trong khi mẫu vải chưa xử lý vẫn còn in đậm vết ố này.

Chất phủ nano hoàn toàn không độc hại và liên kết vĩnh viễn với sợi vải, ngoài ra nó cũng không làm thay đổi tính chất vật liệu và cảm giác khi tiếp xúc, vì thế lụa vẫn giữ được nét mềm mại của nó.

Các nhà khoa học hy vọng tính chất tự làm sạch sẽ trở thành một đặc tính tiêu chuẩn của vật liệu vải và các vật liệu khác trong tương lai để đảm bảo vệ sinh và ngăn chặn sự lây lan của của vi khuẩn gây bệnh.

MINH ANH (Theo telegraph.co.uk)



0 comments:

Đăng nhận xét